Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025
UBND TỈNH LONG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: /SGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025 |
Long An, ngày tháng 8 năm 2024 |
|
Kính gửi: |
- Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; - Hiệu trưởng các trường phổ thông trực thuộc Sở; - Hiệu trưởng trường Thể dục Thể thao tỉnh; - Giám đốc Trung tâm GDTX-KTTH.
|
|
Thực hiện Công văn số 3935/BGDĐT-GDTrH ngày 30/7/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục trung học như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018[1] (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 9, 12 bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình năm học, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.
2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kĩ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh sau THCS và sau THPT.
3. Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
4. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
5. Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục; quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.
6. Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lí giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lí kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Thực hiện chương trình giáo dục trung học
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
Thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường[2], trong đó tập trung một số nội dung sau:
a) Kế hoạch giáo dục của nhà trường thể hiện việc huy động đầy đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của nhà trường trong kế hoạch giáo dục của các môn học, hoạt động giáo dục; lưu ý việc xây dựng phân phối chương trình các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế để phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên của nhà trường[3].
Đối với việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào công văn số 4200/SGDDT_GDTrH ngày 9/11/2023 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo và Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 20/3/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lí thu, chi và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo đối với các cơ sở giáo dục mầm non và các cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Long An.
b) Đối với trường chuyên, tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.
c) Đối với các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp trung học phổ thông: Tăng cường xếp các lớp học riêng theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, linh hoạt bố trí sĩ số học sinh theo từng lớp học để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh; phân công giáo viên và xây dựng thời khóa biểu giữa các lớp học bảo đảm tính khoa học; tổ chức tốt việc tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn các môn học, chuyên đề học tập lựa chọn bảo đảm công khai, minh bạch.
d) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tích hợp nội dung giáo dục quyền con người; tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và đạo đức liêm chính; giáo dục bình đẳng giới; giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù, loà cho học sinh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, quốc phòng và an ninh; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục thông qua di sản; giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục tăng cường năng lực số, kĩ năng chuyển đổi và các nội dung giáo dục lồng ghép khác.
Đối với các nội dung lồng ghép, tích hợp, thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch giáo dục, xác định và lập các địa chỉ tích hợp để tổ chức giảng dạy có hiệu quả.
đ) Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật; triển khai mô hình giáo dục từ xa cho học sinh khuyết tật không có điều kiện đến trường dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.
2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học
a) Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bảo đảm chất lượng, dành nhiều thời gian cho học sinh khai thác sử dụng sách giáo khoa, thực hành, thí nghiệm để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua thực hiện nhiệm vụ được giao và hoàn thành sản phẩm học tập cụ thể theo yêu cầu của giáo viên. Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học (trong và ngoài lớp học, trong và ngoài khuôn viên nhà trường), khuyến khích các hình thức dạy học nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh. Các hình thức tổ chức dạy học bên ngoài nhà trường, ngoài lớp học phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết và có sự phê duyệt của lãnh đạo nhà trường trước khi tổ chức thực hiện.
b) Tăng cường sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi về tổ chức thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của CT GDPT 2018; tăng cường phối hợp, huy động, trao đổi giáo viên giữa các trường trong khu vực để sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có.
Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; sinh hoạt cụm chuyên môn,…
3. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá
a) Thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo đúng quy định[4], không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, lưu ý một số nội dung như: xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; tăng cường thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án học tập. Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn[5].
b) Tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông[6].
4. Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng
a) Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục trung học, trong đó tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; huy động nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp; tăng cường tư vấn hướng nghiệp theo định hướng nghề nghiệp cấp trung học phổ thông[7].
b) Định hướng hiệu quả việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông theo học các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của học sinh; tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong trường trung học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp của học sinh trung học.
II. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở
1. Phát triển mạng lưới trường, lớp
a) Phát triển mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học. Tiếp tục đầu tư nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động đánh giá, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Đối với trường THCS, THPT đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
- Đối với các trường đăng ký đạt chuẩn năm 2025, năm 2026, Trưởng phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường tiến hành rà soát các tiêu chuẩn, thực hiện đúng lộ trình.
- Đối với các trường còn lại, Hiệu trưởng tổ chức rà soát tự đánh giá theo các chuẩn quy định, xây dựng kế hoạch, đăng ký lộ trình trường đạt chuẩn, lưu ý lộ trình nông thôn mới của địa phương.
- Đối với các trường tham gia Đề án phát triển trường THPT hoạt động theo định hướng chất lượng cao, thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch khai thác hiệu quả thiết bị đã được trang cấp hiệu quả nâng chất lượng có kế hoạch bổ sung, trang cấp các trang thiết bị từ nguồn thu xã hội hóa và các nguồn thu khác; tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình dạy buổi thứ 2 của nhà trường, có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.
- Hiệu trưởng các trường tham gia Đề án trường học tiên tiến hiện đại, xây dựng kế hoạch bảo quản, khai thác, đưa vào sử dụng thiết bị đã được trang cấp hiệu quả.
b) Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức và quản lý hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên đáp ứng mục tiêu phát triển năng khiếu về một số môn học cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
2. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
a) Thực hiện tốt việc tuyển dụng giáo viên bảo đảm số lượng và chất lượng, cân đối về cơ cấu, nhất là giáo viên các môn Tin học, Ngoại ngữ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí đáp ứng yêu cầu triển khai CT GDPT 2018[8]. Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên trung học cơ sở theo quy định của Chính phủ.
b) Thường xuyên rà soát, bổ sung đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, hoạt động giáo dục; phát huy hiệu quả đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán để triển khai bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà; gắn việc tập huấn sử dụng sách giáo khoa với nội dung bồi dưỡng thường xuyên và nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường. Nâng cao hiệu quả tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấn cho học sinh trung học.
3. Bảo đảm sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương
a) Phát huy cao nhất vai trò tự chủ về chuyên môn của giáo viên, cơ sở giáo dục trong việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định. Phối hợp với các Nhà xuất, Công ty sách thiết bị trường học cung ứng sách giáo khoa cho học sinh đầy đủ, kịp thời trước khai giảng năm học 2024-2025 và chuẩn bị cho các năm học tiếp theo, bảo đảm kịp thời, chất lượng, đúng quy định.
b) Triển khai, tổ chức việc giảng dạy tài liệu giáo dục địa phương ở các khối lớp đúng quy định.
4. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, học liệu
a) Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học, khai thác sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được trang cấp, có kế hoạch bảo trì, tu sửa các trang thiết bị hư hỏng; đầu tư và tận dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường để có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 06 buổi/tuần (02 buổi/ngày), bảo đảm chủ động, linh hoạt thực hiện chương trình[9].
b) Tiếp tục phát triển học liệu số để hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
III. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục trung học, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung sau:
1. Tích cực tham mưu, góp ý xây dựng, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 390/KH-BGDĐT ngày 22/4/2024 của Bộ GDĐT [10].
2. Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh quản trị hoạt động dạy học và giáo dục gắn liền với quản trị nhân sự, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và tài chính thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giao quyền tự chủ cho tổ chuyên môn trong việc quản lý kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch bài dạy của giáo viên, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
3. Tăng cường chuyển đổi số trong dạy học và quản lý, thực hiện hiệu quả việc tinh giản hồ sơ, sổ sách trong nhà trường. Tổ chức triển khai tốt việc chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra đánh giá và quản trị nhà trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ[11]; tập trung chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cấp trung học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
4. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng xuất bản phẩm tham khảo[12]. Đặc biệt lưu ý chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên kiểm soát chặt chẽ nội dung, không để xuất bản phẩm tham khảo có nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo, truyền thống văn hoá, thuần phong mĩ tục của Việt Nam đưa vào sử dụng trong dạy học.
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế trong giáo dục trung học gắn với việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra: các cơ sở giáo dục trung học tư thục, các cơ sở giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài, việc liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các hoạt động giáo dục; các chương trình giáo dục tích hợp, chương trình giáo dục của nước ngoài, chương trình giáo dục bằng tiếng nước ngoài[13]; nội dung giáo dục bắt buộc dành cho học sinh Việt Nam tại các cơ sở giáo dục tư thục có vốn đầu tư nước ngoài[14].
6. Tham gia tổ chức các kì thi, cuộc thi bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định. Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại địa phương và các kì thi, cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế, đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Chọn lọc tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi của địa phương theo chủ trương tinh giảm các kỳ thi, cuộc thi, hội thi[15] nhằm giảm áp lực đối với giáo viên và học sinh.
7. Đẩy mạnh công tác truyền thông: Chủ động cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương về tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đối với giáo dục trung học; tình hình và kết quả triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với giáo dục trung học tạo sự đồng thuận của xã hội, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chủ động viết và đưa tin, bài về các kết quả hoạt động của ngành; các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để khích lệ các cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về GDĐT, trong đó chú trọng các nội dung kiểm tra: công tác triển khai thực hiện CT GDPT 2018; việc dạy thêm, học thêm; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục; công tác quản lý hoạt động dạy học; công tác tuyển sinh đầu cấp; việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông[16]
IV. Công tác thi đua, khen thưởng
1. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục trung học, cán bộ quản lí và giáo viên trung học theo quy định.
2. Cụ thể hóa các tiêu chí thi đua theo hướng dẫn của Bộ GDĐT thành các hoạt động cụ thể để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các mặt công tác trong nhiệm vụ năm học; bảo đảm công bằng, minh bạch, gắn với hiệu quả công việc.
3. Thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt việc khen thưởng, kỉ luật vì sự tiến bộ của học sinh; bảo đảm thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh; tăng cường các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực để rèn luyện ý thức kỉ luật, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, thầy, cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Tăng cường quản lí kế hoạch và kiểm tra nắm thông tin cơ sở
- Sở, Phòng GDĐT tăng cường kiểm tra, dự giờ lắng nghe ý kiến của cơ sở, phát hiện, nhân rộng những giải pháp, mô hình hay, hiệu quả, kịp thời tư vấn có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh những hạn chế của cơ sở. Đặc biệt quan tâm đến các đơn vị đăng ký mô hình điểm, chất lượng giảng dạy cấp THCS.
- Sở GDĐT tổ chức đoàn kiểm tra thực hiện chuyên môn cấp trung học các nội dung: triển khai thực hiện một số Thông tư của Bộ GDĐT; thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở một số đơn vị phòng GDĐT, trường phổ thông trực thuộc Sở (Sở sẽ gửi thông báo sau).
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng Giáo dục Trung học và phòng chức năng liên quan) những bất thường của đơn vị ngay khi xảy ra sự việc, đồng thời báo cáo định kỳ theo quy định. Không để xảy ra tình trạng không báo cáo hoặc báo cáo chậm trễ không kịp thời.
- Trưởng phòng GDĐT, các trường THPT được trang cấp các phòng dự giờ trực tuyến xây dựng kế hoạch tổ chức dự giờ, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến tại các phòng này một cách hiệu quả.
- Hiệu trưởng các trường tham gia Đề án trường học tiên tiến, hiện đại, trường THPT phát triển theo định hướng chất lương cao xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng trang thiết bị hiệu quả.
- Thủ trưởng các đơn vị trường THPT chuyên Long An, các trường tham gia Đề án phát triển trường THPT hoạt động theo định hướng chất lượng cao chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; chú trọng hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
II. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
1.Tăng cường hoạt động của Hội đồng bộ môn, giáo viên cốt cán
Hội đồng bộ môn đề ra kế hoạch hoạt động tập trung vào việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nhằm nâng chất lượng giáo dục trung học. Tham gia các hoạt động chuyên môn cấp trung học của tỉnh. Mỗi trường trung học xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, phát huy vai trò của đội ngũ này trong thực hiện giải pháp nâng chất lượng giáo dục.
2. Tổ chức hoạt động chuyên môn
a. Xếp thời khóa biểu để thuận lợi cho hoạt động chuyên môn của ngành, của cụm trường; trong năm học 2024-2025, các trường phổ thông trực thuộc Sở thực hiện như sau:
Thứ/ Tuần |
Khuyến khích không bố trí dạy môn |
|
Học kì I |
Học kì II |
|
Thứ Hai |
Toán |
GDKTPL |
Thứ Ba |
Ngữ văn |
Địa lí |
Thứ Tư |
Tiếng Anh |
Hóa học |
Thứ Năm |
Lịch sử |
Sinh học |
Thứ Sáu |
Vật lí |
Công nghệ |
b. Sinh hoạt chuyên môn cấp tỉnh
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoạt động chuyên môn, mỗi môn 1 lần/học kì theo các môn theo quy định tại mục a.
Tổ chức địa bàn sinh hoạt chuyên môn theo cụm như sau
Cụm |
Tổng số trường |
Tên trường |
Cụm trưởng |
1 |
08 |
Đức Hòa, Hậu Nghĩa, Võ Văn Tần, An Ninh, Năng khiếu ĐH Tân Tạo, Đức Huệ, Mỹ Quý, Mỹ Bình. |
Hiệu trưởng THPT Đức Hòa |
2 |
09 |
Cần Đước, Chu Văn An, Rạch Kiến, Long Hựu Đông, Long Cang, Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, Đông Thạnh, Nguyễn Thị Một. |
Hiệu trưởng THPT Cần Đước |
3 |
12 |
Tân An, Hùng Vương, Hà Long, Nguyễn Văn Rành, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thông, Phan Văn Đạt, Chuyên Long An, Nguyễn Trung Trực, Tân Trụ, TT GDTX&KTTH, Thể dục Thể thao tỉnh. |
Hiệu trưởng THPT Lê Quý Đôn |
4 |
09 |
Nguyễn Trung Trực- Bến Lức, Nguyễn Hữu Thọ, Gò Đen, Lương Hòa, iSchool, Emasi, Thủ Thừa, Mỹ Lạc, Bồ Đề Phương Duy. |
Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trung Trực- Bến Lức |
5 |
10 |
Bình Phong Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Thiên Hộ Dương, Kiến Tường, Vĩnh Hưng, Khánh Hưng, Tân Hưng, Hưng Điền B. |
Hiệu trưởng THPT Kiến Tường |
Tùy theo điều kiện của từng địa phương, cụm trưởng chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn đối với giáo viên, tổ chức học sinh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong học tập phù hợp với tình hình thực tế của cụm, gửi kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo (phòng Giáo dục Trung học) chậm nhất 25/9/2024 để theo dõi.
c. Các Phòng GDĐT, căn cứ theo tình hình địa phương, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn như định hướng nêu trên của Sở cho khối các trường THCS trực thuộc, khối THCS trong trường phổ thông có nhiều cấp học trong địa bàn và thông báo thời gian họp cụm về Sở.
Trên cơ sở của những nội dung hướng dẫn trên đây, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, thủ trưởng các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học. Trong quá trình triển khai thực hiện, có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Giáo dục Trung học) để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Vụ GDTrH- Bộ GD&ĐT (bc); - GĐ, các PGĐ Sở; - Trưởng các phòng Sở, Chánh Ttra Sở; - Lưu: VT, GDTrH. |
KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phan Thị Dạ Thảo |
KẾ HOẠCH THỜI GIAN
Các hoạt động Giáo dục Trung học năm học 2024-2025
(Kèm văn bản số /SGDĐT-GDTrH ngày /8/2024)
- Các hoạt động giáo dục cấp tỉnh
THÁNG |
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC |
THỜI GIAN |
9/2024 |
2. Tuần sinh hoạt đầu năm. 3. Ngày khai giảng. 4. Bắt đầu thực hiện chương trình. 5. Hội nghị Hội đồng bộ môn cấp THCS. 6. Hội nghị Hội đồng bộ môn cấp THPT. 7. Rà soát lộ trình trường đạt chuẩn quốc gia. |
- 29/8/2024 - 29/8/2024 - 05/9/2024 - 06/9/2024 - Trong tháng 8 - Trong tháng 8 - Trong tháng 9 |
10/2024 |
1. Họp Ban bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia năm học 2024-2025. 2. Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi HSG văn hóa cấp toàn quốc. 3. Các cụm trường hoàn thành kế hoạch hoạt động chuyên môn cụm năm học 2024-2025. 5. Kiểm tra thực hiện chuyên môn (THCS&THPT Bình Phong Thạnh, PGD Mộc Hóa) 6. Hội nghị chuyên môn Ngữ văn THPT |
- Trong tháng 10
- Trong tháng 10 - Trong tháng 10
- Trong tháng 10
- Trong tháng 10 |
11/2024 |
1. Hội nghị chuyên môn Toán, Tiếng Anh THPT. 2. Hội nghị chuyên môn Vật lý và Lịch sử THPT. 3. Phối hợp Công đoàn ngành tổ chức thể dục thể thao mừng ngày 20/11. 4. Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm 2024 5. Hội nghị công tác tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học; kỹ năng sống, ngoài giờ chính khóa. 6. Tổng kết công tác đảm bảo trật tự an ninh trường học 7. Kiểm tra công tác PCGD,XMC 8. Kiểm tra thực hiện chuyên môn (PGD Bến Lức, THPT Rạch Kiến) 9. Thi KHKT cấp tỉnh 10. Hội thao QP-AN cấp tỉnh |
- Trong tháng 11 - Trong tháng 11 - Trong tháng 11 - Tháng 11, 12 - Trong tháng 11
- Trong tháng 11 - Tháng 11, 12 - Trong tháng 11 - Dự kiến tháng 11,12 - Trong tháng 11 |
12/2024 |
1. Hội nghị chuyên môn Địa lý và GDKTPL THPT. 2. Tổ chức thi HSG vòng toàn quốc (dự kiến). 3. Kiểm tra thực hiện chuyên môn (PGD Vĩnh Hưng, THCS&THPT Khánh Hưng) |
- Trong tháng 12 - Trong tháng 12 - Trong tháng 12 |
01/2025 |
1. Kiểm tra cuối kỳ I 2. Hội nghị chuyên môn Sinh học và Hoá học THPT. |
- 06-11/01/2025 - Trong tháng 01 |
02/2025 |
1. Nghỉ tết Nguyên Đán từ 24/1/2025 (25/12AL) đến 02/2/2025 (5/1AL) 2. Kiểm tra thực hiện chuyên THPT Võ Văn Tần 3. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh (theo kế hoạch cụ thể) |
- 24/1-02/2/2025 - Trong tháng 2 - Tháng 2, 3, 4, 6, 7 |
03/2025 |
1.Kiểm tra công tác chuẩn bị TN THPT. 2.Thi KHKT cấp quốc gia |
- Trong tháng 3 - Dự kiến trong tháng 3 |
4/2025 |
1. Kiểm tra công tác chuẩn bị thi TN THPT. 2. Tổ chức Hội thi thiết kế giáo án tương tác |
- Trong tháng 4 - Trong tháng 4 |
5/2025 |
1. Kiểm tra cuối kỳ II 2. Kiểm tra công tác chuẩn bị thi TN THPT |
- 12/5-17/5/2025 - Trong tháng 5 |
6/2025 |
1. Tổ chức khen thưởng học sinh tiêu biểu xuất sắc; thẩm định và đề xuất kết quả thi đua cấp trung học. 2. Thi TN THPT (dự kiến). 3. Tuyển sinh 10 năm học 2025-2026 |
- Trong tháng 6
- Trong tháng 6 |
7/2025 |
1. Bồi dưỡng hè cho giáo viên, tập huấn sử dụng SGK 2. Tham gia giải Bơi học sinh toàn quốc 3. Tập huấn an toàn bơi, phòng chống đuối nước |
- Cuối tháng 7 - Tháng 7 - Tháng 7 |
8/2025 |
1. Bồi dưỡng hè cho giáo viên, chuẩn bị thực hiện CTGDPT 2018 2. Tựu trường năm học 2025-2026 |
- Trong tháng 8
|
Ghi chú
- Đối với từng hoạt động giáo dục, Sở GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể.
- Đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường niêm yết kế hoạch này để chuyên viên, giáo viên và học sinh được biết.
2. Các hoạt động theo quy định chỉ tổ chức ở cấp trường, cấp huyện, thị xã, thành phố: do Phòng GDĐT hoặc hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện.
VĂN BẢN CẦN LƯU Ý
1. Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
2. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình Giáo dục phổ thông;
3. Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
5. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
6. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;
7.Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định về việc quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;
8. Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình GDTrH năm học 2021-2022.
9. Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học;
10. Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
11. Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023;
12. Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông;
13. Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông.
14. Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 06/01/2023 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp THPT.
15. Công văn 847/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 09/9/2022 của Cục Nhà giáo về việc tính tiết dạy đối với giáo viên thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
16. Công văn 104/SGDĐT-GDTrH ngày 11/1/2023 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và chuyển đổi tổ hợp môn học lựa chọn theo chương trình GDPT 2018.
17. Công văn 2001/SGDDT-GDTrH ngày 13/6/2023 của Sở GD&ĐT về việc triển khai văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về chuyển trường đối với học sinh phổ thông.
18. Công văn số 360/SGDDT-GDTrH ngày 10/2/2023 của Sở GD7ĐT về việc hướng dẫn quản lí, sử dụng sổ điểm điện tử đối với THCS, THPT trong nhà trường từ năm học 2022-2023 và Công văn số 1467/SGDDT-GDTrH ngày 05/5/2023 của Sở GD&ĐT về việc lưu ý tkhi thực hiện số hóa các loại hồ sơ sổ sách trong nhà trường.
____________________
[1] Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020, Thông tư số 19/2021/TT-BGDĐT ngày 01/7/2021, Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022; Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT ngày 09/02/2021 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.
[2] Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 (điều chỉnh theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022).
[3] Công văn số 5636/BGDĐT-GDTrH ngày 10/10/2023 của Bộ GDĐT về xây dựng kế hoạch dạy học các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
[4] Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
[5] Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 của Bộ GDĐT hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
[6] Quyết định số 764/QĐ-BGDĐT ngày 08/3/2024 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 .
[7] Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018-2025".
[8] Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.
[9] Công văn 7291/BGDDT-GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2010 về việc Hướng dẫn dạy học 02 buổi/ngày đối với các trường trung học.
[10] Kế hoạch của Bộ GDĐT triển khai thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới CT, SGK GDPT.
[11] Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
[12] Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
[13] Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018; Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014.
[14] Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020.
[15] Công văn số 5814/BGDĐT-GDTrH ngày 07/12/2017 về tổ chức các cuộc thi dành cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
[16] Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT ngày 12/8/2022 của Bộ GDĐT hợp nhất Quyết định về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT; Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 06/01/2023 hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp trung học phổ thông.